Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển du lịch bền vững: bản sắc, nguồn lực – Kinh nghiệm quốc tế và Kiến giải cho Việt Nam”

     Ngày 12 tháng 12 năm 2024, Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch và Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thành công Hội thảo Khoa học Quốc tế với chủ đề “Phát triển du lịch bền vững: bản sắc, nguồn lực – Kinh nghiệm quốc tế và Kiến giải cho Việt Nam”. Hội thảo quy tụ hơn 100 đại biểu là các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài nước đến từ các trường đại học, các viện nghiên cứu, Sở du lịch TP.HCM, doanh nghiệp lữ hành, tổ chức phi chính phủ và cơ quan thông tấn báo chí.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam, Giám đốc Phân hiệu phát biểu khai mạc Hội thảo
Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam, Giám đốc Phân hiệu phát biểu khai mạc Hội thảo

     Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam, Giám đốc Phân hiệu đại diện ban tổ chức hội thảo phát biểu chào mừng, khai mạc hội thảo. Bà cho biết: “Trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam đang đối mặt với không ít thách thức nhưng cũng đầy triển vọng, hội thảo này sẽ là cầu nối quan trọng, nơi các kết quả thảo luận góp phần đưa ra những giải pháp thiết thực, thúc đẩy sự phát triển bền vững cho ngành du lịch Việt Nam.”

PGS.TS Vũ Tuấn Hưng, Viện phó Phụ trách Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ phát biểu đề dẫn Hội thảo
PGS.TS Vũ Tuấn Hưng, Viện phó Phụ trách Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ phát biểu đề dẫn Hội thảo

     Trong phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS. TS Vũ Tuấn Hưng, Viện phó Phụ trách Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ, nhấn mạnh: “Bản sắc và nguồn lực du lịch đóng vai trò then chốt trong phát triển bền vững, góp phần vào sự thịnh vượng kinh tế và xã hội. Việc khai thác hợp lý các giá trị văn hóa đặc trưng và nguồn lực hiệu quả sẽ giúp bảo tồn văn hóa, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng. Hội thảo là dịp để các chuyên gia chia sẻ, thảo luận và đưa ra giải pháp thiết thực nhằm phát triển du lịch bền vững”.

Ban chủ trì Phiên thảo luận 1
Ban chủ trì Phiên thảo luận 1

     Phiên 1 (buổi sáng):Cơ sở lý luận về bản sắc và nguồn lực trong phát triển du lịch bền vữngvới sự chủ trì của PGS.TS Vũ Tuấn Hưng, Viện phó Phụ trách Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ; NCS.ThS Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam, Giám đốc Phân hiệu; TS. Dương Đức Minh, Viện Phó Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch. Trong phiên này, các vấn đề lý luận, phương pháp nghiên cứu và các ứng dụng lý thuyết nghiên cứu bản sắc nguồn lực trong phát triển du lịch bền vững được đề cập. Những trường phái lý thuyết khác nhau được sử dụng để kiến giải và làm rõ các khía cạnh liên quan.

Chia sẻ của diễn giả PGS.TS Quảng Đại Tuyên, Giám đốc chương trình Tiến sĩ Du lịch, trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Chia sẻ của diễn giả PGS.TS Quảng Đại Tuyên, Giám đốc chương trình Tiến sĩ Du lịch, trường ĐH Nguyễn Tất Thành

     PGS.TS Quảng Đại Tuyên, Giám đốc chương trình Tiến sĩ Du lịch, trường ĐH Nguyễn Tất Thành mở đầu hội thảo qua nghiên cứu về du lịch cộng đồng (CBT). “(CBT) đang nhận được sự quan tâm đáng kể từ các học giả, đặc biệt trong các lĩnh vực như lý thuyết doanh nghiệp dựa trên cộng đồng, CBT tại Đông Á, CBT ở Việt Nam, sự bền vững trong CBT, và các tài liệu nghiên cứu khoa học liên quan đến CBT. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu hiện tại tập trung vào phương pháp trắc lượng thư mục, trong khi các đánh giá tài liệu hệ thống chuyên sâu về du lịch cộng đồng vẫn còn thiếu và chưa được cập nhật cho năm 2024. Do đó, việc phân tích các xu hướng nghiên cứu trong sự phát triển của CBT trên toàn cầu, cung cấp cái nhìn tổng quan về những chủ đề đang thu hút sự quan tâm của các học giả, bao gồm: nâng cao năng lực cộng đồng, sự tham gia của các bên liên quan, lập kế hoạch du lịch, khởi nghiệp, bảo tồn văn hóa, đa dạng sinh học, đào tạo và phát triển kỹ năng, cũng như bình đẳng kinh tế rất cần thiết cho các nhà khoa học và các bên liên quan trong định hướng phát triển du lịch cộng đồng hướng tới bền vững”, ông chia sẻ.

GS. John Hutnyk :“Du lịch di sản cần được quản lý cẩn thận để không làm mất đi giá trị văn hóa gốc. Đồng thời, chúng ta phải kiểm soát tác động đến cộng đồng để đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển và bảo tồn”
GS. John Hutnyk :“Du lịch di sản cần được quản lý cẩn thận để không làm mất đi giá trị văn hóa gốc. Đồng thời, chúng ta phải kiểm soát tác động đến cộng đồng để đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển và bảo tồn”

     GS. John Hutnyk, Đại học Tôn Đức Thắng lại cảnh báo về những nguy cơ của “du lịch hóa” quá mức, khi các giá trị văn hóa nguyên bản bị phai nhạt và cộng đồng địa phương chịu tác động tiêu cực. Ông nhấn mạnh rằng quản lý cẩn thận và cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo tồn di sản là yếu tố sống còn để giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương. Từ hợp tác khu vực, phát triển tuần hoàn đến quản lý di sản, các bài học từ quốc tế không chỉ làm giàu thêm cho nội dung hội thảo mà còn mở ra những hướng đi rõ ràng để Việt Nam kết nối các giá trị văn hóa, thiên nhiên với chiến lược phát triển du lịch bền vững trong tương lai.

TS. Veronica Lawson, TNV tổ chức  AVP: “Du lịch bền vững phải gắn liền với tăng trưởng xanh và mục tiêu net-zero. Đây không chỉ là một lựa chọn, mà là con đường duy nhất để bảo vệ tương lai”
TS. Veronica Lawson, TNV tổ chức AVP: “Du lịch bền vững phải gắn liền với tăng trưởng xanh và mục tiêu net-zero. Đây không chỉ là một lựa chọn, mà là con đường duy nhất để bảo vệ tương lai”

     Tiến sĩ Veronica Lawson, Tình nguyện viện tổ chức  AVP đưa ra thông điệp nhằm khẳng định tính cấp thiết của việc lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào mọi khía cạnh của ngành du lịch. Tăng trưởng xanh không chỉ giúp giảm thiểu tác động môi trường mà còn nâng cao sức cạnh tranh, khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ du lịch quốc tế.

Ban chủ trì Phiên thảo luận 2
Ban chủ trì Phiên thảo luận 2

     Phiên 2 (buổi sáng): Những vấn đề thực tiễn về phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam với sự chủ trì của PGS. TS Vũ Tuấn Hưng, Phó Viện trưởng phụ trách Viện KHXH vùng Nam Bộ; PGS. TS Quảng Đại Tuyên, Giám đốc chương trình Tiến sĩ Du lịch, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành; Ông John Joshu Coward, Đại học Simon Fraser, Canada. Phiên 2 tập trung bàn về việc khai thác hiệu quả nguồn lực tự nhiên, văn hóa, con người, công nghệ và pháp lý để hướng tới sự phát triển bền vững.

     GS. Phillip A. Hough, Đại học Florida Atlantic, Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng ngành cà phê của Việt Nam có thể trở thành hình mẫu toàn cầu về phát triển bền vững nếu tích hợp được lịch sử sản xuất và tiêu dùng trong một mô hình kinh tế tuần hoàn. Thành công này không chỉ khẳng định vị thế Việt Nam trong ngành cà phê mà còn là nguồn cảm hứng để áp dụng tư duy bền vững vào các lĩnh vực du lịch khác, như ẩm thực và văn hóa địa phương.

Ông Bernard Kervyn, Tổ chức Mekong Plus chia sẻ dự án NGOs Thiện chí – Anh Dương
Ông Bernard Kervyn, Tổ chức Mekong Plus chia sẻ dự án NGOs Thiện chí – Anh Dương

     Ông Bernard Kervyn, Tổ chức Mekong Plus đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của du lịch xã hội – sinh thái trong việc cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo tồn giá trị địa phương. “Du lịch không chỉ là hành trình khám phá mà còn là cơ hội để thay đổi cuộc sống cộng đồng thông qua các dự án phát triển bền vững”, ông chia sẻ. Theo ông, các mô hình du lịch xã hội – sinh thái không chỉ giúp cải thiện sinh kế cho người dân địa phương mà còn khuyến khích du khách tham gia trực tiếp vào các hoạt động bảo tồn thiên nhiên và văn hóa. Những sáng kiến như tái tạo môi trường, gìn giữ di sản, hay hỗ trợ cộng đồng đã tạo ra những giá trị bền vững, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực từ du lịch. Đây là hướng đi thiết thực, vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa góp phần bảo vệ tài nguyên và văn hóa cho các thế hệ mai sau.

BTC tặng thư cảm ơn và quà đến các diễn giả trình bày tham luận phiên buổi sáng của Hội thảo
BTC tặng thư cảm ơn và quà đến các diễn giả trình bày tham luận phiên buổi sáng của Hội thảo

     Phiên 2 (tiếp theo – buổi chiều): Những vấn đề thực tiễn về phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam với sự chủ trì của PGS. TS Lâm Nhân, Hiệu trưởng, Trường Đại học Văn hóa TP.HCM; TS. Dương Đức Minh, Viện phó, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch; Ông Uch Leang, Giám đốc Nghiên cứu Châu Á, Châu Phi và Trung Đông, Viện Quan hệ Quốc tế Campuchia thuộc Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia.

Chia sẻ của diễn giả Tiến sĩ Nuno F. Ribeiro, Đại học RMIT Việt Nam
Chia sẻ của diễn giả Tiến sĩ Nuno F. Ribeiro, Đại học RMIT Việt Nam

     Tiến sĩ Nuno F. Ribeiro từ Bồ Đào Nha, Đại học RMIT Việt Nam nhấn mạnh: “Phát triển bền vững không chỉ là trách nhiệm đối với môi trường mà còn là cơ hội để thúc đẩy sự tham gia công bằng, đặc biệt là của phụ nữ, trong ngành du lịch. Đây là cách để chúng ta xây dựng một ngành du lịch công bằng hơn, bền vững hơn”. Phát biểu này làm nổi bật vai trò của bình đẳng giới trong du lịch bền vững, không chỉ giúp gia tăng giá trị nhân văn mà còn thúc đẩy hiệu quả kinh tế. Phụ nữ với vai trò quan trọng trong nhiều khâu của ngành du lịch cần được tạo điều kiện tham gia nhiều hơn vào chuỗi giá trị, từ đó góp phần xây dựng một ngành công nghiệp công bằng và bền vững.

Ban chủ trì Phiên thảo luận 3
Ban chủ trì Phiên thảo luận 3

     Phiên 3: Kinh nghiệm quốc tế và Kiến giải cho Việt Nam với sự chủ trì của PGS. TS Lâm Nhân, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa TP.HCM; NCS. ThS Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam, Giám đốc Phân hiệu; TS. Nuno F. Ribeiro, Đại học RMIT; TS. Dương Đức Minh, Viện phó, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch; Ông Uch Leang, Giám đốc Nghiên cứu Châu Á, Châu Phi và Trung Đông, Viện Quan hệ Quốc tế Campuchia thuộc Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia. Phiên thảo luận đã ghi nhận nhiều ý kiến thảo luận sôi nổi mang đến những bài học thực tiễn và mô hình thành công có thể ứng dụng tại Việt Nam.

Ông Đoàn Chuẩn Võ Trường An, Đại học Collette, thuộc tập đoàn du lịch Collette Vacation, Hoa Kỳ chia sẻ thú vị về Xây dựng chuỗi giá trị ở Việt Nam, Lào và Campuchia
Ông Đoàn Chuẩn Võ Trường An, Đại học Collette, thuộc tập đoàn du lịch Collette Vacation, Hoa Kỳ chia sẻ thú vị về Xây dựng chuỗi giá trị ở Việt Nam, Lào và Campuchia

     Ông UCH Leang, Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác khu vực trong phát triển du lịch bền vững. Theo ông, Đông Nam Á với tiềm năng to lớn về văn hóa và tài nguyên, cần đẩy mạnh liên kết để tạo ra sức mạnh tổng hợp, từ đó phát triển các chuỗi cung ứng du lịch xanh và gói du lịch liên quốc gia, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn thúc đẩy sự phát triển cân bằng, giảm áp lực cạnh tranh giữa các quốc gia trong khu vực.

     Với nghiên cứu “Phát triển du lịch giáo dục tại Việt Nam: Phương pháp tiếp cận hỗn hợp” bà Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt nhấn mạnh rằng du lịch giáo dục không chỉ là phương tiện truyền tải kiến thức mà còn giúp du khách thấu hiểu giá trị văn hóa và thiên nhiên, từ đó xây dựng ý thức bảo tồn. Du lịch giáo dục cần tạo ra những trải nghiệm tương tác, nơi du khách được hòa mình vào văn hóa bản địa, góp phần nâng cao nhận thức, thúc đẩy mối quan hệ bền vững giữa du khách và cộng đồng, đồng thời đóng góp vào sự phát triển toàn diện.

BTC trao thư cảm ơn và quà đến các diễn giả trình bày tham luận phiên buổi chiều của Hội thảo
BTC trao thư cảm ơn và quà đến các diễn giả trình bày tham luận phiên buổi chiều của Hội thảo

     Kết thúc hội thảo, PGS. TS. Vũ Tuấn Hưng khẳng định: “Sự hợp tác đa ngành và cam kết hành động không chỉ giúp ngành du lịch Việt Nam phát triển bền vững mà còn khẳng định vị thế quốc gia trên bản đồ du lịch quốc tế”.

PGS.TS Lâm Nhân, Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa TP.HCM phát biểu tổng kết, bế mạc Hội thảo
PGS.TS Lâm Nhân, Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa TP.HCM phát biểu tổng kết, bế mạc Hội thảo
Đại diện lãnh đạo Phân hiệu tặng quà lưu niệm và thư cảm ơn các đơn vị đã phối hợp tổ chức Hội thảo thành công rực rỡ
Đại diện lãnh đạo Phân hiệu tặng quà lưu niệm và thư cảm ơn các đơn vị đã phối hợp tổ chức Hội thảo thành công rực rỡ

     Trong khi đó, PGS. TS Lâm Nhân nhấn mạnh rằng: “Việc bảo tồn giá trị văn hóa và thiên nhiên không thể thành công nếu thiếu sự đồng lòng giữa chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng”.

     Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận sôi nổi tại các phiên của hội thảo

     Hội thảo đã khép lại với thông điệp mạnh mẽ: “Lý thuyết cần đi liền với hành động thực tiễn. Hành động hôm nay để bảo tồn bản sắc và kiến tạo tương lai, vì sự phát triển bền vững”. Ban Tổ chức cam kết tiếp tục đồng hành cùng các tổ chức và cá nhân để triển khai các sáng kiến, biến các ý tưởng từ hội thảo thành hiện thực, giúp ngành du lịch Việt Nam không chỉ phát triển mà còn bền vững và có trách nhiệm hơn trên toàn cầu.

Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm
Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm

Xuân Quỳnh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *