CÁC CƠ CHẾ PHÒNG VỆ
1. Sự dồn nén (sự đàn áp – repression)
Phương cách căn bản nhất được cái tôi sử dụng để điều khiển những bốc đồng bản năng là sự dồn nén, một cơ chế tự vệ hoạt động để trục xuất khỏi sự nhận thức bất kỳ bốc đồng hay tư duy nào gây nguy hiểm. Thông qua sự dồn nén, hành vi bốc đồng vừa bắt đầu bị ép buộc quay trở lại vô thức, và sự cân bằng mỏng manh giữa cái tôi với xung động bản năng nhờ đó được duy trì. Nhưng những ý tưởng bị dồn nén hoặc những bốc đồng không hoàn toàn bị loại trừ; nó sẽ tiếp tục cố gắng quay trở lại sự nhận thức thông qua những con đường khác (như giấc mơ, sự lỡ lời). Trong đại tác phẩm mang tên Tâm thần bệnh học trong đời sống hàng ngày (1914), Freud đã cung cấp hàng loạt ví dụ về những biến cố rõ ràng là do vô ý, chẳng hạn những sinh viên đại học có thể thường xuyên quên đặt sách hay tập của mình ở đâu, khi đang dự một lớp toán đòi hỏi quá khó. Người doanh nhân khó có thể hồi tưởng lại chi tiết một buổi họp với ông chủ, khi trong buổi họp đó ông ta bị phê bình hay bị đuổi việc. Hoặc, một cá nhân có vấn đề khó khăn về tài chính có thể khó tìm ra cuốn chi phiếu của mình trong vô vàn tình huống.
Freud tin rằng sự dồn nén là căn bản cho hoạt động của toàn bộ những cơ chế tự vệ khác. Nhưng phương pháp tự vệ dồn nén bấp bênh, nên cần có những nỗ lực tự vệ khác để trợ giúp cho cái tôi trong nỗ lực thu hẹp sự lo âu của nó.
2. Sự hợp lý hóa (rationalization)
Cơ chế tự vệ được gọi là sự hợp lý hóa, là việc giải thích một hành vi không được chấp nhận dưới dạng một động cơ có thể chấp nhận về mặt xã hội và con người, hoặc bào chữa biện hộ cho một hành vi không chấp nhận được. Trọng tâm của phòng vệ này là tính có lợi, tính công bằng một cách hợp lý và đạo đức có thể được chấp nhận về hành vi của chính người đó hay của người khác. (Phòng vệ này có tác giả cũng xếp chung nó vào loại phòng vệ lý trí hóa –intellectualization; hay sự viện lý)
Ví dụ: Học sinh đổ lỗi điểm thấp của mình cho người giáo viên không đủ trình độ hoặc sách giáo khoa viết tệ quá, có thể là một đánh giá có tính khách quan và chính xác có thể chấp nhận được; nhưng có khi, đánh giá này chỉ đơn giản là một sự hợp lý hóa được sử dụng để biện minh cho thất bại của mình. Khi ta chú ý sự hợp lý hóa này, giống như sự tự vệ khác, được tạo thành ở vô thức là rất quan trọng. Người học sinh không thực hiện quyết định có ý thức nên đã làm méo mó nền tảng của việc thất bại, và có lẽ còn ít nhận thức đến những nhận thức ấy hơn cả những người nghe lời biện minh đó. Ở một ví dụ khác: Khi một người đàn ông kiểm tra hộp thư của bạn gái mình với lý do “hộp thư có thể quá đầy”, nhưng thực ra anh ta lại có cảm xúc ghen tuông một cách rõ ràng. Hay, tôi đánh nó để nó nên người, người anh thiếu quan tâm, không có trách nhiệm với người em thì luôn nói rằng phải để cho nó tự lập trong cuộc sống.
3. Sự thăng hoa
Một cá nhân có thể bày tỏ động cơ không thể chấp nhận được, với việc thay thế nó bằng một hành vi có khả năng chấp nhận được về mặt xã hội và cá nhân, biểu lộ hành vi đó một cách mạnh nhất. Đó là sự chấp nhận những hành vi, ứng xử hướng tới một mục đích cao đẹp, thích nghi được với xã hội, thay cho những mong muốn, nhu cầu bị cấm kỵ, không được chấp nhận. Các cá nhân khi tính dục không được thỏa mãn thường thăng hoa vào các hoạt động nghệ thuật, khoa học, tôn giáo – Những hoạt động giúp họ thỏa mãn trong các hoạt động mang tính xã hội cao.Vì thế, khiêu vũ, vẽ tranh, chụp ảnh khỏa thân có thể được coi như là thăng hoa của động cơ thúc đẩy tính dục, và tham dự môn bóng bầu dục hoặc đấu quyền anh có thể thay thế cho việc biểu lộ trực tiếp tính hiếu chiến. Những thay thế như vậy có thể khá tương thích. Freud suy luận rằng, một trong những đòi hỏi cho việc phát triển thành một người lớn chín chắn và có trách nhiệm, là việc học hỏi những sự thăng hoa thỏa mãn một cách tốt nhất cho những ham muốn bản năng căn bản.
4. Sự chuyển dịch (Displacement)
Nhiều động cơ không chỉ có một mục đích duy nhất mà có thể là cả một hệ thống trình tự những mục đích. Một mục đích được chuyển dịch khi một mục tiêu thấp hơn trong hệ thống được thay thế cho mục tiêu cao hơn. Nghĩa là, chuyển cảm xúc, phản ứng tiêu cực từ đối tượng này sang đối tượng khác hoặc sang đồ vật, tức cô giáo nên xé sách. Cá nhân đang nổi giận với một sĩ quan cảnh sát (vì người này đưa cho ông ta một giấy phạt vi phạm luật giao thông) chắc chắn cảm thấy khá hơn khi tìm được mục tiêu khác; nó có thể là, ví dụ, người bán hàng tại quầy thu tiền trong siêu thị phải chịu đựng mũi dùi khi bị sa thải. Một đứa trẻ 18 tháng tuổi nổi tiếng như một trong những tác giả trình bày sự chuyển dịch, bằng cách nhúng nước con búp bê trong nhà tắm, không bao lâu sau khi đứa em mới sinh ra của nó từ bệnh viện về nhà (nó cũng có thể hợp lý hóa hành động này bằng cách tuyên bố rằng nó đang tắm em bé). Hay, một đứa trẻ ngay từ khi mới sinh ra, không được bố mẹ để ý, quan tâm, chăm sóc, bị bỏ bê, không ngó ngàng gì đến do tính chất công việc của bố mẹ và do bố mẹ chưa muốn có em, khi em được bố mẹ thuê cô giáo về nhà dạy, một hôm tình cờ cô giáo tặng em cặp búp bê con trai và con gái, em đã chạy vù ra sân và đốt cặp búp bê ấy đi.
Giận đồng nghiệp về nhà gây gổ với vợ con thay vì dàn xếp với đồng nghiệp, hay giận chồng chuyển sang đánh con. Đá trượt quả bóng khỏi gôn thì đạp chân xuống dậm cỏ. Tất cả những ví dụ này thay cho câu ca dao, tục ngữ: “Giận cá, chem. thớt”.
5. Sự bù trừ (Compensation)
Sự bù trừ là một thể khác của sự thay thế, trong đó sự thiếu hụt hoặc nhược điểm nào đó của một cá nhân được vượt qua bằng một quyết tâm phi thường để trở nên thành công trong một môi trường nỗ lực khác hoặc tương tự. Nghĩa là, chúng ta che đậy một khuyết điểm bằng cách phát triển một nét tính cách tích cực trong nhân cách.
Từ đó, người luôn muốn xuất chúng về thể thao nhưng thiếu khả năng về thể lực có thể trở thành một nhà bình luận thể thao nổi tiếng. Sự bù trừ, hiển nhiên, có những thuộc tính tương xứng với quy mô mà nó cung cấp những động cơ thúc đẩy cho việc tiến đến thành công trong một môi trường đặc thù nào đó. Nói một cách khác, những kết quả của sự nỗ lực có thể không tương xứng nếu lĩnh vực được lựa chọn không phù hợp với cá nhân đó do vấn đề về năng lực cơ bản. Một người khi đã trải qua khó khăn với những lý luận trừu tượng sẽ thiếu khôn ngoan để bù trừ bằng việc cố gắng trở thành một nhà toán học thành công, và một người không thể phân biệt được chính xác sự khác nhau giữa các nốt nhạc nên tránh chạy theo công việc như làm một ca sĩ hát opera.
6. Tạo phản ứng (Reaction formation)
Cá nhân có thể tự vệ chống lại những suy nghĩ hoặc những bốc đồng đáng phê phán bằng việc đưa ra những biểu lộ mạnh mẽ cho những bốc đồng hoặc những suy nghĩ đối nghịch. Nghĩa là, nếu r/xung động hay cảm xúc không được biểu lộ do cảm xúc tội lỗi hay khó khăn, chúng có thể được thay thế bởi các suy nghĩ và cảm xúc đối lập, nhu cầu của người đó bị dồn nén theo cách mà xã hội có thể chấp nhận, nó có thể được biểu hiện như là sự phục tùng. Có những biểu hiện đi ngược lại với cái mình mong muốn trong đầu nhằm che dấu những tình cảm, suy nghĩ thực của mình một cách vô thức.
Ví dụ, một người bị đe dọa ở mức độ vô thức từ những hình ảnh khiêu dâm hấp dẫn và quyến rũ có thể trở thành người ủng hộ cuồng nhiệt cơ quan kiểm duyệt, hoặc một người luôn sợ rằng mình sẽ thua cuộc trong những tình huống cạnh tranh có thể theo đuổi công việc hoạt động xã hội nhằm để cách tân hoặc lật đổ chủ nghĩa tư bản, Hiển nhiên, không phải toàn bộ những người ủng hộ cơ quan kiểm duyệt hoặc toàn bộ những người phản đối các hoạt động cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản chọn những vị trí của họ vì tạo phản ứng, nhưng Freud tin rằng nhiều động cơ như thế là do sự tự vệ thực sự chống lại nỗi lo âu.
Một dẫn chứng khác minh họa cho cơ chế phòng vệ này là: Cậu con trai cảm nhận ở bản thân một sự ham muốn tình dục mãnh liệt nhưng có thể phản ứng bằng cách luôn phê phán bọn con gái lẳng lơ và xây dựng ở mình một tình cảm căm ghét phụ nữ. Hay cô gái rất thích người bạn trai, luôn tìm cách muốn gần cậu bạn, nhưng khi anh ta rủ đi chơi thì từ chối, nói là không thích.
7. Gán hình hay phóng chiếu (Projection)
Trong gán hình, một người tự vệ lại có những bốc đồng, những suy nghĩ không chấp nhận được hoặc những đặc tính cá nhân trong chính cô ta hoặc anh ta bằng cách phân phối nó cho người khác. Một người nào đó đang che giấu những cảm xúc cho sự thù nghịch không thể chấp nhận được có thể đương đầu với chúng bằng việc gán những cảm xúc đó trên đồng nghiệp, bạn bè, hoặc ngay cả những thành viên trong gia đình, sự thù nghịch được biện minh như là một phản ứng đối với sự thù nghịch của một ai khác – bị gán. Nghĩa là, chúng ta gán cho người khác những ý nghĩ, lỗi lầm của mình. Đổ lỗi cho người khác khi chúng ta phạm lỗi; trách người khác về những xuhướng của chúng ta. (trong một ghi chép quốc tế, nước Đức đi tới cuộc chiến tranh 1914 vì Kaiser tuyên bố rằng quốc gia của ông bị bao vây bởi những kẻ thù, một luậncứ nhằm hướng các nhà viết sử xác nhận rằng không có những cuộc chiến tranh xâm lược – mà chỉ là những cuộc chiến tự vệ).
Những thể cực đoan của gán hình được Freud quan tâm là nhân tố bệnh lý trong những rối loạn hoang tưởng đón nhận, hướng đến những niềm tin ảo giác về những âm mưu, những mưu đồ sát nhân, và tương tự như thế.
Ví dụ: Đổ lỗi cho số phận là rủi, hoặc do mày mà tao bị như thế. Những người hay muốn nhờ vả người khác thì luôn phàn nàn là người khác lười biếng và ỉ lại. Một sinh viên thích quay cóp trong kỳ thi luôn có cảm giác là mọi người đang nhìn mình như thể mình đang quay cóp. Cô sinh viên luôn phàn nàn rằng mọi người hay nhiều chuyện, trong khi cô ta là người hay đưa chuyện nhất.
8. Sự đồng nhất hóa
Trong sự đồng nhất hóa, một người làm theo (trong thâm tâm) những đặc tính của một cá nhân hoặc những cá nhân được cho là nhiều quyền năng hơn, thành công hơn, hoặc nếu không thì đáng giá hơn chính bản thân người đó. Có một khía cạnh cạnh tranh thường xuyên trong tình huống này, là người yếu hơn đạt được mục đích một cách gián tiếp thông qua người mà cá nhân đó đồng nhất. Freud tin rằng những cậu con trai nhỏ bị thu hút giới tính từ mẹ chúng nhưng mà thay vì diễn tả động cơ này một cách trực tiếp, chúng đồng nhất với cha chúng, những người có vẻ như có quyền năng trội hơn hẳn và là những đối thủ đáng gờm. Thông qua sự bắt chước này, đứa trẻ có khả năng tham gia một cách gián tiếp trong ham thích giới tính phụ thuộc vào người cha. Freud xem sự đồng nhất như một nhân tố quyết định quan trọng trong việc phát triển nhân cách, bởi vì nó là cách mà nhờ đó đứa trẻ tập được những hành vi người lớn.
Ví dụ: Cậu bé ngưỡng mộ chú mình vì vậy cậu thường nói là lớn lên sẽ trở thành bác sỹ. Hâm mộ các nam nữ diễn viên Hàn Quốc, bắt chước cách đi đứng,trang điểm giống y hệt.
ThS Phan Thị Cẩm Giang (sưu tầm)
Nguồn: TS Ngô Xuân Điệp, tamlyhoc.suctrenhanvan.edu.vn
Để lại một phản hồi