Problem-based learning: Khi “học đi đôi với hành”

Problem-based learning là gì?

 

 

Trong problem-based learning, học sinh chính là trung tâm của lớp học. Vai trò của thầy cô sẽ chuyển từ giảng dạy sang giám sát | Nguồn hình: freepik
Trong problem-based learning, học sinh chính là trung tâm của lớp học. Vai trò của thầy cô sẽ chuyển từ giảng dạy sang giám sát | Nguồn hình: freepik
Trong problem-based learning, học sinh chính là trung tâm của lớp học. Vai trò của thầy cô sẽ chuyển từ giảng dạy sang giám sát | Nguồn hình: freepik

Problem-based learning là phương pháp học dựa trên các vấn đề thực tế hiện đang được rất nhiều trường đại học áp dụng. Học sinh sẽ được chia thành những nhóm nhỏ để hợp tác giải quyết các vấn đề dưới sự giám sát của các thầy cô. 

Phương pháp học này bắt nguồn từ một trường y khoa, với mục tiêu giúp các sinh viên áp dụng kiến thức và lý thuyết trên sách vở để giải quyết các trường hợp bệnh thực tế được đưa ra trong lớp học. Thầy cô không còn đứng ở vị trí giảng dạy nữa mà chuyển sang vị trí giám sát và chỉ tham gia khi thật sự cần thiết.

Mục đích của problem-based learning

Mục đích của phương pháp học này không chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ kiến thức mà còn rèn luyện khả năng tư duy, tranh luận và ứng dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tế. Đối với sinh viên đại học, phương pháp này giúp xây dựng thói quen học và suy luận có lợi lâu dài. 

Khi tham gia vào một lớp học problem-based learning, người tham gia bắt buộc phải trao đổi, thảo luận, đưa ra ý kiến và nhận xét cá nhân. Từ đó, họ không chỉ học được các kỹ năng mềm mà còn có thể kết bạn với những người cùng tham gia thảo luận.

Mô phỏng một lớp học problem-based learning

Hoc sinh phải tự đặt vấn đề và tìm cách giải quyết, chứ không còn phụ thuộc vào thầy cô trong việc tìm câu trả lời | Nguồn hình: freepik
Hoc sinh phải tự đặt vấn đề và tìm cách giải quyết, chứ không còn phụ thuộc vào thầy cô trong việc tìm câu trả lời | Nguồn hình: freepik

 

Hoc sinh phải tự đặt vấn đề và tìm cách giải quyết, chứ không còn phụ thuộc vào thầy cô trong việc tìm câu trả lời | Nguồn hình: freepik

Một ví dụ tại lớp học ngành Tâm lý, trường Erasmus University Rotterdam tại Hà Lan, sinh viên được chia nhóm nhỏ gồm 10-12 người một nhóm. Mỗi tuần, nhóm sẽ có hai buổi lên lớp, ở buổi thứ nhất (pre-discussion) sinh viên được giao một tình huống thực tế (problem). Các thành viên sẽ thảo luận với nhau dựa trên nền tảng kiến thức có sẵn. 

Mục tiêu chính của buổi thứ nhất là đặt ra những mục tiêu (learning goals) cho buổi học tiếp theo. Sau đó các thành viên trong nhóm sẽ tự học (self-study) và tìm kiếm thông tin khoa học xung quanh mục tiêu đã được đề ra. 

Trong buổi thứ hai (post-discussion), cuộc thảo luận sẽ được chủ trì bởi một thành viên (chair) và được ghi chép bởi một thành viên khác (scribe). Người chủ trì sẽ soạn trước những câu hỏi giúp thúc đẩy quá trình thảo luận của các thành viên. Các thành viên phải dùng những lập luận đã được chứng minh hoặc các lý thuyết tìm được trong quá trình tự học để trả lời các mục tiêu và giải quyết tình huống được đưa ra trong buổi họp thứ nhất (elaboration).

Ở buổi họp thứ hai, thầy cô (tutor) đóng vai trò quan sát và chỉ tham gia khi các thành viên cần sự trợ giúp, hoặc khi phát hiện ra lỗi sai lớn trong lập luận (minimal guidance).

5 Cách ứng dụng problem-based learning

Lớp học problem-based learning đề cao sự tự chủ và ứng dụng rất nhiều kỹ năng cần thiết. Tuy nhiên, tại Việt Nam, cách học này chưa được phổ biến rộng rãi.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tạo nhóm thì hãy “cá nhân hóa” phương pháp này. Sau đây là một vài gợi mà bạn có thể áp dụng:

1.   Đặt câu hỏi

Khi học một mình, hãy thường xuyên đặt câu hỏi hay còn gọi là “learning goals” để kích thích tư duy. Những câu hỏi có độ mở rộng khác nhau sẽ gợi ra được nhiều vấn đề khác nhau, giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều và sâu rộng hơn. Tuy nhiên, đừng để câu hỏi đi quá xa mà hãy bám sát vào chủ đề của bài học.

2.   Sử dụng tình huống thực tế

Tìm kiếm và ghi kèm những ví dụ thực tế để liên hệ với kiến thức đã học. Những ví dụ đó có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng xã hội, trên báo đài tivi, hay từ chính những tình huống diễn ra xung quanh bạn.

3.   Trao đổi

Để
Để “cá nhân hóa” phương pháp này, bạn có thể tự đặt câu hỏi để kích thích tư duy và cùng thảo luận với bạn bè để giải quyết vấn đề |Nguồn hình: freepik

 

Để “cá nhân hóa” phương pháp này, bạn có thể tự đặt câu hỏi để kích thích tư duy và cùng thảo luận với bạn bè để giải quyết vấn đề |Nguồn hình: freepik

Hãy trao đổi vấn đề bạn được học với bất kỳ ai, từ thầy cô, bạn bè, hay những người thân trong gia đình, dưới dạng: câu hỏi, thảo luận, xin ý kiến, hoặc là giảng dạy lại cho bạn mình.

Bằng cách này, bạn có thể nhận ra thêm nhiều khía cạnh khác của vấn đề, đồng thời rèn luyện một số kỹ năng như: giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo,…

4.   Chủ động

Phương pháp problem-based learning đề cao tính chủ động, tự giác và tương tác để ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Bạn có thể tự nghiên cứu những vấn đề xung quanh đề tài đó và nhờ thầy cô giúp đỡ nếu gặp khó khăn.

5.   Ghi chép

Dù là phương thức học mới nhưng cũng đừng quên rằng việc ghi chép truyền thống cũng rất cần thiết. Một điểm cần lưu ý đó là đừng chép lại y nguyên như trong sách, mà hãy đọc hiểu và tự ghi lại theo câu văn của cá nhân mình. 

Sưu tầm: Khoa khoa học cơ bản.

Trích nguồn: https://vietcetera.com/

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*