Hội thảo khoa học “Nghiện” Internet ở thanh – thiếu niên Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

HỘI THẢO KHOA HỌC

“Nghiện” Internet ở thanh – thiếu niên Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Thực hiện kế hoạch hoạt động khoa học năm 2020. Sáng ngày 11/11/2010 Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “nghiện” Internet ở thanh – thiếu niên Việt Nam: Thực trạng và giải pháp.

 Hội thảo đã thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu là giảng viên của các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như: Đại học Y Dược, Đại học Văn Lang, Đại học Tài chính – Marketting, Đại học Hutech, Đại học Nguyễn Huệ, Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học Lao động Xã hội cơ sở 2…và sự tham gia của các chuyên viên trị liệu tại các bệnh viện quận 2, bệnh viện quận 8, bệnh viện Đại học Y Dược; Viện Nghiên cứu Vùng Đông Nam Bộ; Trung tâm Rồng Việt, Trung tâm Giáo dục Kỹ năng mềm Giá trị Việt; Hội Liên hiệp Phụ nữ phía Nam, Ban Giám hiệu các trường THCS và trường Tiểu học,…quan tâm đến nội dung Hội thảo.

Phát biểu khai mạc và trình bày báo cáo đề dẫn hội thảo, ThS Nguyễn Thị Thu Hương, Phó giám đốc Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam đã khẳng định “nghiện” Internet có thể xảy ra với bất kỳ ai, trong bất kỳ độ tuổi nào và có thể diễn ra ở khắp mọi nơi với rất nhiều hình thức khác nhau, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cá nhân, gia đình và xã hội”. Trong bài phát biểu, ThS Nguyễn Thị Thu Hương cũng bày tỏ sự cảm ơn các chuyên gia tư vấn, các nhà khoa học các nhà nghiên cứu đã đã đồng hành, hỗ trợ Phân hiệu trong quá trình chuẩn bị và tổ chức hội thảo, và khẳng định rằng Hội thảo được tổ chức với mong muốn tạo ra một diễn đàn để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác phòng chống và hỗ trợ cai “nghiện” Internet, mục đích phác họa bức tranh chung về “nghiện” Internet ở thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay; tìm hiểu nguồn gốc, thực trạng, những hậu quả của nó đối với gia đình, nhà trường và xã hội; thảo luận về những biểu hiện lâm sàng của “nghiện” Internet, công cụ chẩn đoán và biện pháp điều trị; đồng thời thảo luận vai trò của truyền thông, nhà trường, xã hội,… trong việc phòng chống “nghiện” Internet, từ đó tìm ra các biện pháp hiệu quả để phòng ngừa và điều trị “nghiện” Internet ở thanh – thiếu niên Việt Nam hiện nay.

ThS Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Giám đốc Phân hiệu Phát biểu khai mạc và trình bày báo cáo đề dẫn Hội thảo
ThS Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Giám đốc Phân hiệu Phát biểu khai mạc và trình bày báo cáo đề dẫn Hội thảo

 Điều hành hội thảo bao gồm ThS Nguyễn Thị Thu Hương, Phó giám đốc Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam; Bà Trịnh Thị Bích Hằng, Hiệu trưởng trường THCS Trần Quốc Toản; Bà Nguyễn Thị Mỹ Linh, Thạc sĩ – Chuyên gia tâm lý công ty Tâm lý học ứng dụng.

Trong bài trình bày của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Hương và Phan Thị Cẩm Giang, tại hội thảo về các yếu tố liên quan đến mức độ nghiện game ở học sinh THCS. Đã đưa ra kết quả nghiên cứu từ thực trạng, đồng thời đã trích dẫn những nghiên cứu khác từ nước ngoài với các mốc thời gian khác nhau nhưng kết quả có phần tương đồng nhau, điều này cho thấy các yếu tố liên quan đến nghiện game ở học sinh THCS có sự tương đồng dù các em có sự khác biệt ở khoảng cách địa lý.

ThS Phan Thị Cẩm Giang, Giảng viên Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam báo cáo chuyên đề “Các yếu tố liên quan đến nghiện game ở học sinh THCS”
ThS Phan Thị Cẩm Giang, Giảng viên Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam báo cáo chuyên đề “Các yếu tố liên quan đến nghiện game ở học sinh THCS”

Tiếp theo là báo cáo Tổng quan hiệu quả can thiệp tâm lý cho thanh thiếu niên nghiện mức độ nghiêm trọng về Internet/smartphone: Phân tích tổng hợp, được trình bày bởi TS. Lê Minh Thuận. Nhóm tác giả đã đưa ra rất nhiều cách can thiệu tâm lý cho thanh thiếu niên nghiện mức độ nghiêm trọng, và khẳng định rằng vai trò gia đình rất quan trọng trong việc hỗ trợ thanh thiếu niên giảm tình trạng phụ thuộc vào Internet.

TS. Lê Minh Thuận, Trưởng Khoa Tâm thể - bệnh viện Quận Thủ Đức báo cáo chuyên đề:Tổng quan hiệu quả can thiệp can thiệp can thiệp tâm lý cho thanh thiếu niên nghiện mức độ nghiêm trọng về Internet/ smartphone.
TS. Lê Minh Thuận, Trưởng Khoa Tâm thể – bệnh viện Quận Thủ Đức báo cáo chuyên đề:Tổng quan hiệu quả can thiệp can thiệp can thiệp tâm lý cho thanh thiếu niên nghiện mức độ nghiêm trọng về Internet/ smartphone.

Hội thảo cũng được nghe báo cáo thực tế của bà Trần Thị Bích Hằng – Hiệu trưởng trường THCS Trần Quốc Toản, Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, HCM về chuyên đề Vai trò của nhà trường trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa “nghiện” Internet ở thanh thiếu niên. Bà Hằng thừa nhận rằng tuy không nhiều, song vẫn có tình trạng học sinh tại trường dành quá nhiều thời gian cho Internet nói chung và game nói riêng, đồng thời bà chia sẻ những hoạt động tại nhà trường trong việc giảm thiểu tình trạng học sinh “nghiện” Internet. Hội thảo cũng thảo luận về vai trò của nhà trường/phụ huynh/các tổ chức chính trị xã hội trong việc hỗ trợ thanh – thiếu niên Việt Nam nghiện “Internet” hiện nay. Kết quả cho thấy rằng cần có sự phối hợp liên ngàng trong việc hỗ trợ thanh – thiếu niên Việt Nam nghiện “Internet” nhằm giảm thiểu thực trạng và hậu quả từ “nghiện” Internet.

Các đại biểu tham gia thảo luận
Các đại biểu tham gia thảo luận

Hội thảo khoa học “Nghiện” Internet ở thanh thiếu niên Việt Nam: Thực trạng và giải pháp đã thu nhận được rất nhiều ý kiến tích cực từ các chuyên gia. Các đại biểu đã trao đổi thảo luận rất tích cực và đã thực sự trở thành diễn đàn trao đổi thông tin bổ ích cho quý thầy cô, phụ huynh, cán bộ các tổ chức phi chính phủ, các Chuyên gia trị liệu đồng thời là diễn đàn gặp gỡ, trao đổi, thảo luận về các nội dung, giải pháp, kinh nghiệm đối với thực trạng ‘nghiện” Internet ở thanh – thiếu niên Việt Nam nhằm giảm thiểu tình trạng “nghiện” Internet ở các em, đáp ứng yêu cầu của việc giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ em mà cả nước đang quan tâm.

Đại biểu chụp hình lưu niệm
Đại biểu chụp hình lưu niệm

Phan Thị Cẩm Giang

Giảng viên Khoa Khoa học cơ bản, Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*