Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động CTXH tại Liên bang Nga và Vương quốc Anh

Phân hiệu học viện phụ nữ Việt Nam chia sẽ CTXH

CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI

TẠI NGA VÀ VƯƠNG QUỐC ANH

    Chiều ngày 25 tháng 11 năm 2019, Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam trân trọng đón tiếp Tiến sĩ khoa học giáo dục, Bà Daskina Antonina Nikolaevna – Chủ tịch danh dự Hiệp hội Giáo dục và Nhân viên Công tác xã hội Liên bang Nga và Ông Tony Widmer – Tiến sỹ khoa học tới thăm và chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động công tác xã hội tại Nga và Vương quốc Anh.

Tham dự buổi chia sẻ có sự tham gia của toàn thể giảng viên, viên chức Phân hiệu và các nhân viên công tác xã hội đang làm việc trong các sơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh.

Thay mặt Ban Giám đốc Phân hiệu, bà Nguyễn Thị Thu Hương đã nồng nhiệt chào mừng hai chuyên gia đến thăm và làm việc tại Phân hiệu.

ThS Nguyễn Thị Thu Hương - Phó giám đốc Phân hiệu phát biểu chào mừng hai chuyên gia
ThS Nguyễn Thị Thu Hương – Phó giám đốc Phân hiệu phát biểu chào mừng hai chuyên gia
Hai bên tặng quà lưu niệm
Hai bên tặng quà lưu niệm

Tại buổi chia sẻ, các giảng viên, viên chức của Phân hiệu và các nhân viên công tác xã hội đã được lắng nghe hai chuyên gia chia sẻ về quá trình hình thành và phát triển CTXH tại Nga. Theo Bà Daskina Antonina Nikolaevna, CTXH tại Nga bắt đầu từ những năm 1990, sau khi Liên xô sụp đổ đã phát sinh một loạt vấn đề xã hội. Công tác xã hội tại Nga chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các nước Châu Âu, đặc biệt là từ nước Anh. Hiện nay, số lượng nhân viên CTXH tại Nga có khoảng 630.000 người; có 130 trường đại học đào tạo về CTXH. Những nhân viên CTXH tại Nga được phân chia thành 2 nhánh, một là những nhà thực hành cung cấp dịch vụ CTXH trực tiếp, hai là các giảng viên, chuyên gia về CTXH.

Ông Tony Widmer nhấn mạnh rằng, vai trò của các tổ chức phi chính phủ vô cùng quan trọng trong việc cung ứng các dịch vụ CTXH nhưng tại Nga các dịch vụ này được cung cấp chủ yếu bởi các cơ sở trực thuộc nhà nước. Các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH mang tính tổng hợp, ở đó có các chuyên gia có thể cung cấp một cách toàn diện các dịch vụ hỗ trợ thân chủ như luật sư, nhân viên CTXH, dược sỹ, bác sỹ… Đây là một trong những thế mạnh của Nga để phát triển nghề CTXH, khi mà việc phối hợp liên ngành, đa ngành trong việc trợ giúp thân chủ sẽ đạt được tối đa, bởi vì các dịch vụ được cung cấp bởi một trung tâm mang tính tổng hợp. Mặc dù sự phát triển CTXH tại Nga được coi là sự phát triển mang tính vượt bậc nhưng có một điểm hạn chế đó là chưa phát triển được CTXH trong lĩnh vực y tế.

Sau phần trình bày tổng quan về hoạt động CTXH tại Nga và Anh, các đại biểu đã đặt câu hỏi cho chuyên gia và cùng nhau thảo luận sôi nổi về lý do mà CTXH trong bệnh viện chưa được phát triển tại Nga; những hoạt động để duy trì và phát triển mạng lưới nhân viên CTXH; vai trò của các Hiệp hội trong việc kết nối các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH và các trường đào tạo CTXH; vấn đề đào tạo tại hiện trường cho sinh viên ngành CTXH; vai trò của trọng của kiểm huấn viên cơ sở trong đào tạo tại hiện trường, sáng kiến “Công dân tích cực” thu hút những người đã về hưu trở thành tình nguyện viên để hỗ trợ các hoạt động CTXH của các nhân viên CTXH tại Anh, các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình…

Qua trao đổi và thảo luận, các đại biểu rút ra được nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, nghiên cứu và thực hành CTXH.

Phát biểu kết thúc buổi chia sẻ, Bà Daskina Antonina Nikolaevna và Ông Tony Widmer cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của Phân hiệu và đánh giá cao những chia sẻ, trao đổi rất chân thành, sôi nổi của các đại biểu. Ông bà trân trọng kính mời Ban giám đốc Phân hiệu tham dự Hội thảo do Hiệp hội Giáo dục và Nhân viên CTXH Liên bang Nga tổ chức tại Philippine và mong đợi có những hoạt động hợp tác với Phân hiệu trong trương lại.

Toàn cảnh buổi chia sẻ
Toàn cảnh buổi chia sẻ
Ông Tony Widmer chia sẻ về hoạt động CTXH tại Vương quốc Anh
Ông Tony Widmer chia sẻ về hoạt động CTXH tại Vương quốc Anh
Hai chuyên gia chụp hình lưu niệm cùng viên chức Phân hiệu
Hai chuyên gia chụp hình lưu niệm cùng viên chức Phân hiệu

ThS Nguyễn Thị Oanh, Trưởng khoa Khoa CTXH

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*