TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Dân tộc ta có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo”, nét đẹp ấy đã được bao thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát triển. Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo lý và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho các thế hệ học trò của mình, giúp họ trở thành người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước.
Nhà giáo được vinh danh là “Kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học được vinh danh là “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Ngày nay, có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác – những người đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản khó khăn, gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Những người thầy ấy luôn được coi trọng. Tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi người chúng ta
Mực đỏ chấm bài là máu chảy từ tim”
Ngày 20-11, các thầy cô giáo Phân Hiệu Học Viện Phụ Nữ Việt Nam đón nhận tình cảm của toàn xã hội, tình cảm chân thành sâu sắc của học trò, chúng tôi thấy lòng sao ấm áp khi nhìn những ánh mắt ân tình, những câu nói, nụ cười thân thương, những lời chúc mộc mạc. Chính sự quan tâm tự nhiên, chân thành đó làm chúng tôi quên đi bao mệt mỏi của bộn bề công việc, những lo toan trong cuộc sống hàng ngày.
Những thành tựu mà Phân Hiệu Học Viện Phu Nữ đã đạt được, cho đến nay đã ghi đậm dấu ấn, công lao của biết bao nhà giáo. Trường đã và đang phát triển mạnh mẽ, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, đội ngũ viên chức, giảng viên của trường với tâm huyết, năng lực, ý thức trách nhiệm và tinh thần nỗ lực đang là chủ thể, là lực lượng to lớn tạo ra sự phát triển.
Ngày nay, chúng ta đang sống, làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước, song cũng rất nhiều thách thức đang đặt ra cho các nhà giáo, đặc biệt trong bối cảnh nề kinh tế 4.0 đang phát triển mạnh mẽ… Hơn ai hết, với vai trò là người đào tạo nhân lực chất lượng cao để phục vụ nhu cầu của xã hội, chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình phải bồi dưỡng tri thức, làm chủ công nghệ, khắc phục những khó khăn bằng sức lực, trí tuệ và lòng yêu nghề. Điều đó đòi hỏi mỗi nhà giáo phải có bản lĩnh, vừa giữ được phẩm chất tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm sao cho phù hợp.
ThS Lê Thùy Linh – Giảng viên Khoa KHCB
Để lại một phản hồi